Nhận xét Trần_Bá_Lộc

Trần Bá Lộc chết, sĩ phu vùng Cái Bè có câu liễn đối viếng như sau:

Tả quân quốc ư lưỡng kỳ, Nam tảo Bắc trừ, thứ nhật niễu hùng nan dụng võ;Bão lê dân ư Ngũ Hiệp, tư qui sinh ký, kiêm triêu chấp phất hận vô văn.

Tạm dịch nghĩa:

Giúp việc cho Pháp và triều đình Huế; đánh phá trong Nam ngoài Bắc, ngày ấy niễu hùng (?) này hết đường dùng võ;Cai trị dân Ngũ Hiệp (5 thôn ở Cái Bè), sống ở chết về, muốn nhắc đến công nghiệp mà không có cái văn nào tả xiết!

Trích một vài ý kiến của các nhà nghiên cứu:

"Ông (ám chỉ Trần Bá Lộc), người khô ráo dỏng dảy, môi mỏng, cặp mắt có sát khí. Ông ta bắt được địch thủ, nhứt quyết không cầm tù, chỉ chặt đầu y như quân lịnh: chém người như chém chuối, chém không chừa con đỏ. Chính Toàn quyền Paul Doumer còn phải hạ một câu xác đáng: "Nếu muốn (nhơn nghĩa)...thì thà đừng sai hắn (ám chỉ Lộc) cầm binh!" Sau việc bắt giữ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân năm 1875, ngày 26 tháng 5 năm 1866, Phó Đô đốc Hải quân Pháp De La Grandirere khen ngợi Lộc: "Hãy tiếp tục phụng sự nước Pháp, đất nước mà ông là một trong những đứa con đáng tự hào".[8]..."Khi Mai Xuân Thưởng khởi nghĩa, Trần Bá Lộc ở xứ Nam Kỳ lại hăng máu, xin đem quân ra đánh dẹp. Việc này xúc phạm đến tự ái của quân đội Pháp, các công sứ Pháp và Nguyễn Thân, tay Việt gian đắc lực. Tại sao dẹp một cuộc khởi loạn ở miền núi xứ An Nam đến chi viện? Nhưng vài tên Pháp đầu sỏ đã ủng hộ việc ấy, thế là Trần Bá Lộc huênh hoang, cho khắc con ấn với chữ Tổng đốc Thuận Khánh (Bình ThuậnKhánh Hòa) để sử dụng, đồng thời lại chiêu mộ hơn ngàn lính mã tà, đưa vào trại Ô Ma ở Sài Gòn để tập dượt.Với thủ đoạn từng áp dụng ở đảo Phú Quốc khi vây bắt nghĩa quân Nguyễn Trung Trực năm 1868, đàn áp cuộc khởi nghĩa Thủ Khoa Huân năm 1875Mỹ Tho; Lộc bắt bớ rồi tra tấn thân nhân của nghĩa quân và của chính Mai Xuân Thưởng...Ngỡ mình lập thành tích xuất sắc, nhưng hắn gặp sự lạnh nhạt của cấp trên. Sau khi, hắn rút quân về Nam Kỳ rồi về Cái Bè (Tiền Giang). Bọn tay sai thực dân bèn tố giác sự lộng quyền của hắn. Sứ mạng đánh Mai Xuân Thưởng đã chấm dứt, ấy vậy mà về Nam Kỳ hắn tiếp tục xài con ấn Tổng đốc Thuận–Khánh. Rốt cuộc, thực dân khuyên hắn nên xưng danh Tổng đốc "hàm" tượng trưng"...[9] ..."Đây là tay sai đắc lực số một, vượt hẳn hai nhân vật trên: háo thắng, ham địa vị, ưa tàn sát theo lối phong kiến...Đại khái, họ (ám chỉ Pháp) biết Lộc tàn ác nhưng họ xài trong thủ đoạn dùng người và luật lệ bổn xứ để đàn áp người bổn xứ: "Một viên chức quá kỹ lưỡng, quá tận tâm trong vài trường hợp", "không cẩn thận trong việc dùng phương tiện, nhưng lại đạt mục đích chắc chắn". Lộc sanh tật uống rượu, tánh tình thay đổi rõ rệt. Ba năm trước khi chết, Lộc được viên tham biện Mỹ Tho phê như sau: "Người ta có thể phàn nàn lão già này về những hành động ác độc lúc trước đã trở thành chuyện huyễn hoặc, khó tin, nhưng tôi cho là trong hàng ngũ viên chức bổn xứ hiện nay khó tìm được một người biết kính bề trên, dám tận tụy với chính nghĩa của nước Pháp bằng ông ta""[10]"Miền Nam nhớ Trần Bá Lộc trong các vụ đàn áp phong trào Dân chúng tự vệ, Bình Tây sát tả; miền Trung cũng nhớ y trong vụ cộng tác với Nguyễn Thân đánh dẹp các nhà ái quốc mà đứng hàng đầu là cử nhân Mai Xuân Thưởng"...[11]..."Lộc tiến mãi trong quân vụ thành một thứ lãnh chúa phong kiến nếu không có người Pháp ngăn bớt lại. Lộc đánh Cần Vương ở Nam Trung Kỳ đã nhân đó xin làm con dấu "Thuận Khánh Tổng đốc quan phòng" (tháng 7 năm 1886). Rồi đầu năm 1888, lại in danh thiếp xưng hẳn là "Khâm sai", trách gì những kẻ ganh ghét tố cáo Lộc là "phản bội", làm việc tân trào mà còn tự tôn xưng chức vụ của Triều đình Huế! Còn cần thì người Pháp hãy còn để, muốn xưng gì thì xưng, đến khi dẹp loạn xong, họ bèn đặt lại vấn đề và xét lại tước vị tự phong đó"...[12].

Về sau, người dân Cái Bè đốt cháy dinh thự nguy nga của Trần Bá Lộc. Một người tên là Dị Nhơn Thị có thơ rằng:

Dám đem xương máu của đồng bàoMà cất cái dinh thật lớn laoKhói tỏa cung A, rằng chuyện cũLửa thiêu dinh Bá, khác đâu nào!"Phì da" quân đối "sơn hà cổ""Báo oán" dân đồng "nhật nguyệt cao"Nước sạch Cái Bè trong leo lẻo,Làm gương cho sách để về sau.[13].

Tuy vậy, hệ thống kênh đào do Trần Bá Lộc chỉ huy lập ra đã đem lại lợi ích to lớn cho vùng đất Đồng Tháp Mười. Nhờ chúng, việc giao thương nông sản hàng hóa được thuận lợi, và tăng cường khả năng tiêu thoát nước vào mùa lũ. Thành công của Trần Bá Lộc được đánh giá là "giúp cho người Pháp thay đổi quan điểm đối với Đồng Tháp Mười". Lúc đầu, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ rất dè dặt trước đề nghị của Trần Bá Lộc, bởi vì theo họ Đồng Tháp Mười là "một cánh đồng không sinh lợi". Thế nhưng sau đó, giới cầm quyền Nam Kỳ cũng chuẩn y kế hoạch của Trần Bá Lộc với hai điều kiện là kinh phí tự túc và chỉ đào thử nghiệm hai đoạn kinh dài 8 km, rộng 3 m. Sau khi đào thử nghiệm thành công, Pháp mới cho giới cầm quyền Nam Kỳ vay vốn để đào kênh.